Kế hoạch được ví như tấm bản đồ cho mọi công việc trong cuộc sống. Có một kế hoạch giúp bạn tạo ra được những hành động thích hợp tiến gần hơn đến mục tiêu. Có bao giờ bạn tự hỏi, một kế hoạch SEO trông giống như thế nào? Lập kế hoạch SEO có khó không? Các bước lập kế hoạch SEO như thế nào?
Bài viết này sẽ thỏa mãn những câu hỏi trên cho bạn. Ở cuối bài viết, SEOViP sẽ bonus thêm cho bạn top 5 công cụ lập kế hoạch SEO tốt nhất hiện nay. Nhớ đọc hết đấy nhé!
Mục lục
Kế hoạch là gì?
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai. Kế hoạch, điều thách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt là với các doanh nghiệp.
Kế hoạch SEO là gì?
Kế hoạch SEO là tập hợp toàn bộ những công việc SEO theo một trình tự nhất định. Nhằm đạt được mục đích SEO là xếp hạng cho các từ khóa SEO, cho website của bạn. Mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lập kế hoạch là yếu tố quan trọng quyết định một dự án SEO thành công.
Tại sao SEO cần phải có kế hoạch?
-
Biết được đang làm gì? Và phải làm gì?
SEO là ma trận các công việc phải quản lý và thực hiện. Vì vậy việc lên kế hoạch hoàn hảo cho SEO là điều cực kì quan trọng. Qua bản kế hoạch SEO bạn sẽ biết được khối lượng công việc trong tiến trình, trong tháng, trong tuần và trong ngày. Dựa vào bản kế hoạch bạn cũng có thể quyết định công việc tiếp theo mình phải làm là gì?
-
Kế hoạch SEO giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Kế hoạch SEO chi tiết cho bạn biết được một công việc cần bao nhiêu thời gian. Và phải hoàn thành trong bao lâu, điều này rất tốt trong quản trị thời gian. Thúc đẩy tiến trình công việc diễn ra được hiệu quả hơn.
-
Dễ dàng hiệu chỉnh các công việc:
Đôi khi kế hoạch không như bạn dự tính, hoặc phát sinh những yếu tố ngoài kế hoạch cần thay đổi. Thêm hoặc bớt các công việc. Điều này làm cho bạn phải thay đổi lại kế hoạch cho phù hợp với tình hình hiện tại của chiến dịch. Có một kế hoạch hoàn chỉnh giúp bạn biết được nên hiệu chỉnh bắt đầu từ đâu. Không bị trôi nổi giữa một đống công việc.
-
Đo lường hiệu quả:
Bất kì công việc nào cũng cần phải đo lường xem mức độ hoàn thành so với mục tiêu dự kiến. Plan SEO cho phép bạn làm điều đó hiệu quả hơn bao giờ hết. Những đầu công việc được liệt kê chi tiết giúp bạn nắm được phần trăm công việc hoàn thành và tiến độ. Một biểu đổ Gant là một bức tranh tổng quát hoàn hảo nhất mà bạn nên làm. Ngoài ra còn rất nhiều cách khác giúp bạn có thể sử dụng để xây dựng một kế hoạch SEO.
-
Hoạch định được nguồn lực phù hợp:
Kế hoạch SEO là bản đồ tuyệt vời nhất để bạn tận dụng những nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp trong thế giới ma trận các công việc vô hạn. Bạn phải biết phân công ai vào vị trí nào trong thời điểm nào một cách hợp lý. Điều đấy thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc và sử dụng được triệt để nguồn lực của doanh nghiệp. Ví dụ bạn biết được khi nào một site đủ nội dung để đi backlink và nên phân công nhân sự nào cho công việc này. Tin tôi đi, điều này thực sự cần thiết nếu bạn có nhiều dự án đang chạy song song.
Các bước lập một kế hoạch SEO:
Có lẽ đây là điều ai cũng mong ngóng phải không? Lập kế hoạch SEO không phải là việc đơn giản, điều này yêu cầu leader phải nắm rõ được Quy trình SEO và am hiểu về lĩnh vực bạn cần SEO. Sau đây SeoViP sẽ bật mí cho bạn các bước để lên một kế hoạch SEO cơ bản:
-
Bước 01: Nghiên cứu thị ngành, khách hàng
Nghe có vẻ hoành tráng lắm, nghiên cứu ngành luôn. Nhưng thực sự khâu này rất quan trọng, thực hiện nghiên cứu ngành, nghiên cứu thị trường cho bạn cái nhìn tổng thể đến chi tiết về ngành đó. Ngành mà công ty bạn đang theo đuổi có bao nhiêu lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có tốc độ phát triển như thế nào? Bạn nên tập trung nguồn lực cho lĩnh vực nào trước.
Nghiên cứu ngành cho bạn biết được ai là đối thủ hay người dẫn đầu ngành, đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới học có đặc điểm gì? Các sản phẩm dịch vụ mà công ty bạn đang phân phối, hiểu được các yếu tốt then chốt. SBU bạn nên theo đuổi là gì? Và nó mang lại lợi thế gì cho doanh nghiệp…v.v
Cuối bước này sẽ cho ra một bản nghiên cứu thị trường chi tiết để bạn trình bày và đề ra hướng cho kế hoạch.
-
Bước 02: Nghiên cứu đối thủ
– Đối thủ trực tiếp của bạn là ai?
– Top 10 đối thủ hàng đầu của bạn là ai?
– Họ đang làm gì?
– Bạn cần nguồn lực như thế nào để bằng hoặc vượt qua họ?
– Có cách nào để bạn chiếm lĩnh thứ hạng nhanh chóng không?
Đây là những câu hỏi xoay quanh việc bạn nghiên cứu đối thủ, xác định các tài nguyên của đối thủ. Người xưa có câu ” Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc nghiên cứu đối thủ bạn có thể biết được bộ từ khóa đối thủ đang đạt top như thế nào? Đối thủ đã đầu tư nội dung ra sao, số lượng backlink mà đối thủ đã đi. Các website đối thủ này có hệ thống PBN, link báo, hay mua các gói link chất lượng hay không?
-
Bước 03: Nghiên cứu bộ từ khóa
Nếu bạn là một Agency thì thông thường bộ từ khóa này sẽ do khách hàng yêu cầu. Nhưng nếu bạn là SEO nội bộ của một công ty, nhất định phải nghiên cứu. Vậy làm sao để nghiên cứu được bộ từ khóa hoàn chỉnh:
– Dựa vào đối thủ:
Bằng việc sử dụng công cụ như ahref, Semrush, Mozz,…v.v bạn hoàn toàn có thể tìm được bộ từ khóa của đối thủ. Chọn lọc lại các từ khóa phù hợp với mình và đưa chúng vào bộ từ khóa của bạn.
– Dựa vào google suggest:
Bạn sẽ tìm kiếm theo tiến trình: Từ khóa ngành => Từ khóa ngách => Từ khóa dịch vụ. Lặp lại quá trình trên một cách có hệ thống và chắt lọc có chọn lựa cũng giúp bạn có được bộ từ khóa ưng ý. Ngoài ra bạn còn có thể cân nhắc thêm một số dạng câu hỏi hay được khách hàng sử dụng khi truy vấn.
– Dựa vào công cụ:
Hai công cụ được đánh giá tốt nhất được đông đảo SEOer sử dụng là Key Wordtools và Google Keyword planner là bộ hai công cụ tuyệt vời nhất giúp bạn nghiên cứu từ khóa một cách hoàn hảo. Bạn có thể tìm và sử dụng hai công cụ này bằng cách truy vấn google. Dễ mà đúng không?
Nếu bạn chưa biết nên sử dụng những công cụ SEO nào? Bài viết này là giành cho bạn:
-
Bước 04: Xác định khối lượng công việc, kinh phí dự kiến:
– Chiến dịch của bạn cần bao nhiêu bài viết?
– Số lượng backlink cần thiết là bao nhiêu?
– Phải đi Entity như thế nào?
– Phải xây dựng bao nhiêu site vệ tinh. Xây dựng bao nhiêu PBN?
– Chi phí xây dựng content, chi phí xây dựng backlink, chi phí xây dựng PBN…v.v
– Phí book link báo, chi phí mua gói backlink từ dịch vụ..v..v
-
Bước 05: Lên kế hoạch nội dung, Onpage
Nội dung xoay quanh những chủ đề nào? Sắp xếp các chủ đề,key word đã nghiên cứu thành một keyword maps hoàn chỉnh.
Viết bài theo cấu trúc nào? Lên dàn bài tổng quát cho các bài viết.
Checklist cho các nhân sự coppy writting
Tối ưu internal link, alt…v.v
-
Bước 06: Lên kế hoạch SEO Offpage
Nghiên cứu các site có thể đặt link như link profile, link forum, link blog, link blog comment…v.v
– Đề xuất kế hoạch mua gói backlink đối với những dự án khó.
– Có nên book link báo không?
– Có nên xây dựng PBN không?
– Khối lượng link phải đi trong suốt chiến dịch, link đi trong tháng, trong tuần, trong ngày..v.v
-
Bước 07: Xác định thời gian Audit website định kì
Trong quá trình xây dựng website viết bài onpage, offpage sẽ phát sinh những lỗi thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến thứ hạng của bạn trong SEO. Vì vậy điều cần thiết phải thiết lập một thời gian Audit website định kì để phát hiện những lỗi và sửa chữa kịp thời. Tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng.
Ngoài ra bạn nên giành một khoảng thời gian để thích ứng với những thay đổi của Google khi cập nhật thuật toán.
-
Hoàn thành kế hoạch SEO
Vậy là tổng hợp tất cả những bước trên theo một trình tự thích hợp sẽ cho ra đời một bản kế hoạch SEO hiệu quả. Giúp bạn quản lý tốt được dự án SEO của mình. Giúp website tăng trưởng thứ hạng cao trên google.
TOP 5 ỨNG DỤNG GIÚP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SEO HIỆU QUẢ:
-
Biểu đồ Gant của Excel
Ứng dụng cho phép bạn thêm list công việc và thời gian cho những mục công việc. Phần trăm hoàn thành, phần trăm còn lại.
Hiện nay Microsof có sẵn template cho biểu đồ Gant bạn chỉ việc tải về và thêm các đầu công việc của SEO đã nghiên cứu vào biểu đồ này để nắm được tổng quát kế hoạch.
-
Mind map
Một ứng dụng cho phép bạn tạo ra những sơ đồ liên kết các công việc hoặc tạo ra các bước cho một tiến trình đầy đủ. Bạn có thể tạo một kế hoạch đầy đủ nhờ ứng dụng này.
-
Trello
Ứng dụng cho phép bạn tạo những bảng và thẻ. Kéo thả tự do, có hệ thống checklist…vv. Bạn có thể đính kèm nhiều tài nguyên như link, tài liệu, google driver. Ứng dụng còn cho phép bạn thêm những thành viên và phân quyền cho những thành viên.
Ứng dụng cho phép bạn đồng bộ trên điện thoại và phiên bản website. Rất tiện lợi trong quá trình sử dụng và kiếm tra.
-
Evernote
Ứng dụng ghi chú giúp bạn lập kế hoạch hiệu quả. Bạn nên sử dụng ứng này cho những kế hoạch SEO chi tiết như kế hoạch Onpage hoặc Offpage. Quản lý bằng hệ thống tag, bạn cũng có thể đính kèm ảnh, tạo checklist, chèn link..v..v
-
Any do
Ứng dụng hỗ trợ cho IOS, đa tính năng như tạo list, kết nối với lịch, v.v.v
TỔNG KẾT:
Vậy là SEOViP đã giúp bạn định hình được việc xây dựng kế hoạch SEO chi tiết nhất 2022 . Giới thiệu cho bạn top 5 công cụ tốt nhất hỗ trợ xây dựng kế hoạch SEO nên tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc nào đừng ngại comment bên dưới để SEOViP giải đáp giúp bạn hoặc tham gia lớp đào tạo SEO tại SEOViP để được hỗ trọn đời nhé!
Nguồn: https://seovip.vn/cach-lap-ke-hoach-seo-chi-tiet-a-z/