Khúc trữ tình Buôn Đôn

Qua hơn 2 thế kỷ, nhưng nghề săn và thuần dưỡng voi rừng ở Buôn Ðôn (Ðắk Lắk) vẫn được duy trì và và được gọi là “văn hóa voi” của đồng bào Ê đê, M’nông, J’rai,  đã trở thành biểu tượng văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Ðây cũng là sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ðến với Buôn Ðôn,  du khách được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn làng- cùng khám phá nét đặc sắc của văn hóa cồng chiêng.

Cưỡi voi vượt sông Sêrêpôk

Ngày nay, du khách đến Buôn Đôn sẽ được tận mắt chứng kiến những hiện vật và nghe thuyết trình về nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng mà từ lâu đã nổi tiếng: Khi dừng chân tại khu du lịch, du khách được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn làng, được hưởng “cảm giác mạnh”cùng những thú vui vượt sông Sêrêpôk  và có thể tròng trành, nghiêng ngả thú vị khi tản bộ trên những chiếc cầu treo được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt bắt ngang những rặng Si già cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi mọc bên bờ sông Sêrêpôk đoạn chảy qua Buôn Đôn và bao quanh những ốc đảo.Tán cây Si bao trùm một diện tích tới trên một ha với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu treo với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằm trên cây tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Cầu bắt đầu khởi công xây dựng vào cuối năm 1998 đến đầu năm 1999 thì hoàn thành và có thể xem như là sự khởi đầu thăng hoa cho du lịch Đắk Lắk nói chung và Buôn Đôn hiện tại.  Khi đến đây du khách cảm thấy mình như được hòa lẫn vào thiên nhiên, mọi người thích thú nhất là cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân. Họ thoải mái nô đùa, trêu chọc nhau bằng cách làm lắc lư chiếc cầu tre mảnh mai và bật ra nhiều tiếng cười giòn dã như trẻ thơ.

Cây si trữ tình bắt qua cầu treo Buôn Đôn

Ngôi nhà cổ, thoạt nhìn nó cũng giống bao căn nhà khác của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nếu không được giới thiệu nó có đến trên 130 năm tuổi và là ngôi nhà độc đáo nhất Việt Nam. Nhà được thiết kế theo kiến trúc chùa tháp của phong tục Lào-Thái. Điểm đặc biệt của ngôi nhà là được làm hoàn toàn bằng gỗ (kể cả mái, mộng, đinh vít…). Nhà có 3 gian, 3 mái chóp nhọn. Được khởi công vào ngày 7/10/1883, hoàn thành ngày 19/2/1885 và cúng “tân gia” vào ngày 19/3/1885. Để hoàn thành ngôi nhà này cần đến 18 con voi đực được huy động vào việc khai thác và kéo gỗ. 14 thợ mộc lành nghề do ông Tha Vi Vông Khăm Sao (một nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào) chịu trách nhiệm thiết kế và làm thợ cả.

Để lợp mái, người ta phải đẽo 8.726 miếng gỗ cà chít (2 cm x 12 cm x 35 cm) để làm ngói lợp, tốn khoảng 7,5 m3 gỗ).  Năm 1929 do nhà chung quanh bị cháy, căn nhà được chuyển đến cách địa điểm cũ 1.000m. Năm 1954, cây me già đổ sập mất một gian nhưng do chiến tranh và nhiều lý do khác mà đến nay không thể khôi phục nguyên trạng. Hiện ngôi nhà vẫn chỉ còn 2 gian do Me Lĩnh, con gái của Ama Kông) trông coi.

Du khách ăn nghỉ tại nhà sàn Buôn Đôn

Tham quan giao lưu Cồng chiêng, thực sự cảm nhận được rằng Cồng chiêng là tâm hồn của người Tây Nguyên đầy trữ tình và khát vọng yêu cuộc sống, là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên thật sự xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Đồng thời bạn  còn được  thưởng thức đặc sản ẩm thực Tây Nguyên như rượu cần, cơm lam, gà nướng canh chua cá Lăng sông Sêrêpôk…

Rượu Ama Công từ lâu đã rất nổi tiếng tới nhiều vùng miền. Rượu Ama Công  hỗ trợ chữa bệnh đau dây thần kinh, kém ăn, mất ngủ, bổ thận, tráng dương; có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt thanh thanh với màu hổ phách trong suốt, tạo cảm giác dễ chịu, say êm khó quên; đặc biệt hơn được báo chí nhắc nhiều đến công dụng rất tế nhị của loại rượu này nên hầu hết khách đến tham quan, làm việc tại  Đắk Lắk đều tìm uống và mua về như một món quà đặc sản tặng cho người thân. Rượu Ama Công đã được nhiều cơ quan, ban ngành trong tỉnh dùng để tiếp khách, làm quà tặng như một sản phẩm đặc sắc của địa phương.

Ngày nay, Buôn Đôn đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng để đón khách du lịch trong và ngoài nước. Có nhiều cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục đáp ứng yêu cầu của du khách. Trong đó có Biệt Điện Hotel tọa lạc tại số 1 Ngô Quyền, bên cạnh quảng trường thành phố, với vị trí giao thông thuận tiện, đẹp và thoáng mát. Từ tầng 3 trở lên quý khách được ngắm toàn cảnh thành phố Buôn Ma Thuột – thủ phủ của cao nguyên, thành phố với núi đồi hiền hòa, êm đềm. Khách sạn Biệt Điện có 50 phòng ngủ rộng rãi, sạch, đẹp, tiện nghị  được trang bị  hệ thống viễn thông quốc tế, Internet; Wireless đạt tiêu chuẩn 3 sao cùng hệ thống nhà hàng, karaoke, masage, dịch vụ tour du lịch; dịch vụ hội thảo, hội nghị, liên hoan, tiệc cưới…và bãi đậu xe rộng, an toàn…

Bài ảnh: P.Hiếu – Diệu Vũ

Source : Nguồn: Báo Du lịch Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *